K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Theo kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu và Phát triển Giáo dục, tình hình vi phạm các chuẩn mực đạo đức của HS là khá nghiêm trọng. Có đến 8% HS tiểu học thực hiện hành vi quay cóp trong thi cử và tỉ lệ gia tăng ở các cấp học trên: HS THCS là 55% và HS THPT là 60%. Hành vi nói dối cha mẹ cũng gia tăng theo cấp học: tiểu học là 22%, trung học cơ sở là 50%, trung học phổ thông là 64% (Trần Hữu Quang, 2012). Vì thế, nhận xét của hai tác giả Đặng Văn Chương và Trần Đình Hùng (2012) làm cho những ai có trách nhiệm phải suy ngẫm: “Càng học lên cao thì số HS, sinh viên vi phạm đạo đức càng tăng lên.” Theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có khoảng 1.600 vụ HS đánh nhau ở trong và ngoài trường học trong một năm học, tính trên phạm vi toàn quốc, trung bình xảy ra khoảng 5 vụ/ngày (Mai Chi, 2017).
Nghiên cứu của tác giả Lê Duy Hùng (2013) về đạo đức của HS tại ba trường THPT tại TP. Hồ Chí Minh cho thấy tỉ lệ HS vi phạm các chuẩn mực đạo đức là không nhỏ. Hành vi vi phạm phổ biến nhất là: chửi thề, chửi bậy; gây gổ, đánh nhau; trốn học, bỏ giờ và gian lận trong thi cử. Tỉ lệ 50% HS được khảo sát cho biết thỉnh thoảng có chửi thề và 12% thường xuyên có những hành vi đó. Tình trạng báo động HS gây gổ đánh nhau, trong đó không chỉ có HS nam mà còn có cả HS nữ. Một tỉ lệ đáng kể (34,2% HS) cho biết là thỉnh thoảng có thực hiện hành vi gây gổ, đánh nhau. Bên cạnh đó, hành vi bỏ giờ, trốn học cũng trở thành phổ biến. Có đến 26,7 % HS được khảo sát thừa nhận thỉnh thoảng và 7,5% cho biết là thường xuyên.
Khảo sát về thực trạng đạo đức của HS tại 5 trường THCS tại TP. Hà Nội, tác giả Nguyễn Thị Thi (2017) cũng đã có một thống kê về hàng loạt hành vi vi phạm đạo đức như: vi phạm quy chế thi cử, gây gổ đánh nhau, bỏ giờ trốn học, trộm cắp, thiếu tôn trọng thầy cô, …
Tình trạng suy thoái đạo đức của một bộ phận giới trẻ nói chung và HS nói riêng không chỉ là kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu và theo dõi phản ánh của giới truyền thông, trong Văn kiện Đại hội Đảng khóa X (Đảng CSVN, 2006), Đảng ta cũng đã nhận định “Tình trạng suy thoái, xuống cấp về đạo đức, lối sống, sự gia tăng tệ nạn xã hội và tội phạm đáng lo ngại, nhất là trong giới trẻ”.

27 tháng 2 2020

vô cảm lan rộng gây nhiều tác hại cho cộng đồng, phản lại thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Trong nền kinh tế thị trường, mọi người đều tìm cách kiếm được nhiều tiền, điều này là chính đáng, tuy nhiên một số người đã tôn sùng đồng tiền một cách mù quáng, coi “tiền là trên hết” và tìm mọi thủ đoạn để có nhiều tiền, tạo mọi điều kiện để mặt trái của đồng tiền phát huy. Khi đồng tiền lên ngôi cũng chính là lúc đạo đức xuống cấp.

Tìm nguyên nhân dẫn đến tình trạng nói trên, chúng ta thường cho đó là do mặt trái của kinh tế thị trường. Tuy nhiên, có phải mọi sai lầm, sự xuống cấp đạo đức xã hội đều do “mặt trái” của kinh tế thị trường? Hay còn có những nguyên nhân khác bắt nguồn sâu xa từ nền tảng văn hóa đã và đang bị lung lay, từ nhận thức chưa đúng, chưa tới tầm? Điều này cần tiếp tục có sự nghiên cứu thấu đáo để đưa ra lời giải thỏa đáng - bắt đầu từ tầm vĩ mô, từ những nhà hoạch định chính sách.

Kinh tế thị trường có nhiều mặt tích cực nên phát huy, nhưng những mặt tiêu cực của nó cũng cần được nhận diện một cách khách quan và khoa học hơn nữa, để phê phán và khắc phục hữu hiệu. Điều này quả là chúng ta làm chưa tốt, không tốt, thậm chí còn có hiện tượng buông lỏng, thả nổi rất nguy hiểm. Phải thẳng thắn chỉ ra rằng, đạo đức xã hội và kinh tế chưa song hành, đạo đức xã hội chưa bắt kịp sự phát triển của kinh tế có một phần nguyên nhân là do tinh thần “Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện phải trở thành một mục tiêu của chiến lược phát triển” của Đại hội XII của Đảng chưa thực sự đi sâu vào đời sống, mặc dù nhiệm vụ xây dựng con người luôn luôn được Đảng đặt lên hàng đầu.

Khi chúng ta xác định: phải bắt đầu từ việc xây dựng con người, từ gia đình, trường học đến xã hội, thì cũng có thể hiểu: văn hóa, đạo đức trước tiên là xây dựng con người.

Phải thẳng thắn chỉ ra rằng, đạo đức xã hội và kinh tế chưa song hành, đạo đức xã hội chưa bắt kịp sự phát triển của kinh tế có một phần nguyên nhân là do tinh thần “Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện phải trở thành một mục tiêu của chiến lược phát triển” của Đại hội XII của Đảng chưa thực sự đi sâu vào đời sống.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Người cũng nói: “Người có bốn đức: cần, kiệm, liêm, chính. Thiếu một đức thì không thành người”. Vì vậy, con người mà chúng ta xây dựng là con người chính trị và đạo đức. Đồng thời, không thể không xem trọng những yếu tố khác góp phần tạo nên con người cụ thể như cá tính, sở thích, ước muốn… của họ. Thời kỳ mới, cần có hệ giá trị chuẩn mực mới về văn hóa, đạo đức cho con người. Đây là vấn đề lớn, rất lớn nhưng ta chưa làm được.

Đạo đức của con người phải là lòng yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội, lao động sáng tạo, ham thích học tập, có trách nhiệm, có ý thức tổ chức kỷ luật… Phải gạt bỏ những tập tục không còn phù hợp, đồng thời trân trọng những giá trị tốt đẹp ngàn xưa đã trở thành truyền thống đạo đức, bản sắc dân tộc.

Các chủ thể gia đình, trường học, xã hội đều có trách nhiệm và có khả năng đóng góp vào việc củng cố đạo đức. Mỗi người trước tiên phải là một thành viên tốt trong gia đình và nhà trường, thì sau đó mới trở thành thành viên tốt của xã hội. Những đức tính tốt đẹp cần phải được thấm sâu vào tâm hồn từng người Việt từ tấm bé đến lúc trưởng thành, đó là: “Thờ cha kính mẹ”, “Chị ngã em nâng”, “Anh em như thể chân tay”, “Trên kính dưới nhường”, “Bán anh em xa mua láng giềng gần”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, “Một sự nhịn là chín sự lành”, “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, “Kính thầy yêu bạn”, “Cô giáo là mẹ hiền”, “Kính lão đắc thọ”, “Thấy người hoạn nạn cưu mang/Thấy người già yếu lại càng chăm nom”, “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng”…

Hiện nay, chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền, thượng tôn pháp luật là tất yếu của một xã hội hiện đại, văn minh. Tuy nhiên, nền tảng đạo đức luôn luôn được coi trọng. Việc xây dựng con người Việt Nam được đặt lên hàng đầu, mà nhiều người trong xã hội trân trọng gọi là “đạo làm người”. Theo đó, con người dù là ở cương vị nào trong xã hội cũng đều phải tu dưỡng, rèn luyện để có phẩm chất tốt đẹp, có đạo đức, nếu không sẽ không làm đúng “đạo làm người”. Cán bộ và đảng viên - những người cộng sản - giữ địa vị càng cao càng cần tu dưỡng, rèn luyện nghiêm cẩn. Đảng ta đã ra Quy định số 08-QĐi/TW về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên. Theo đó, cấp trên phải nêu gương sáng cho cấp dưới, đảng viên phải nêu gương sáng, làm mực thước cho người khác làm theo.

Cán bộ và đảng viên - những người cộng sản - giữ địa vị càng cao càng cần tu dưỡng, rèn luyện nghiêm cẩn.

Làm được những điều này, chúng ta có cơ sở để tin rằng tình trạng suy thoái đạo đức hiện nay sẽ từng bước được khắc phục. Không hề dễ dàng, không thể nóng vội, nhưng phải kiên quyết, quyết liệt với sự đồng tâm nhất trí của toàn Đảng, toàn dân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Nhà nước pháp quyền do nhân dân làm chủ, chúng ta có cơ sở để tin rằng cái thiện sẽ thắng cái ác, cái tốt sẽ thắng cái xấu, chúng ta sẽ xây dựng thành công một xã hội đạo đức tốt đẹp cùng với nền kinh tế tăng trưởng, phát triển - một xã hội xã hội chủ nghĩa đúng nghĩaKINH TẾ

  • THẾ GIỚI
  • TƯ LIỆU
Trang chủThứ Năm, 27/2/2020VĂN HÓA - XÃ HỘI
  • Văn hóa
  • |
  • Xã hội
Suy nghĩ về thực trạng đạo đức xã hội hiện nay

(TG) - Có phải mọi sai lầm, sự xuống cấp đạo đức xã hội đều do “mặt trái của kinh tế thị trường”? Hay còn có những nguyên nhân khác bắt nguồn sâu xa từ nền tảng văn hóa đang bị lung lay, từ nhận thức chưa đúng, chưa tới tầm?

(Tranh minh họa)

Một câu nói khá phổ biến phản ánh rất thực tâm trạng của nhiều người chúng ta: “Mong kinh tế như hôm nay, còn đạo đức trở lại như ngày xưa”. Nghe có vẻ nghịch lý, nhưng đó là điều có thực, như nhiều vị cao niên thường tâm sự: “Thời chiến tranh, thời bao cấp mình thiếu thốn đủ thứ, nhưng rất giàu có về lý tưởng, nhân cách, tình nghĩa, sống thanh thản chứ đâu nhiều bức xúc như thời nay”.

Nói ngắn gọn là đạo đức xã hội nước ta đang xuống cấp - điều làm mọi người không bằng lòng và thường xuyên lo ngại. Sự xuống cấp của đạo đức xã hội có thể định lượng như gần đây một số trí giả phát biểu: “Đạo đức xuống cấp ở mức đáng báo động!”(1), “Thực trạng xuống cấp của văn hóa, đạo đức xã hội đã ở mức độ nguy hiểm”(2).

Trong vòng một vài năm nay, các phương tiện truyền thông đã nêu lên khá nhiều biểu hiện “chưa từng có” so với trước đây ở xã hội chúng ta - về của sự xuống cấp đạo đức, với chiều hướng ngày càng gia tăng, mức độ ngày càng nghiêm trọng.

Trước tiên là lĩnh vực kinh tế. Nhờ vận động theo cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từ bao năm nay, nước ta đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế và an sinh xã hội, đời sống của nhân dân được cải thiện đáng kể so với trước. Nhưng sự xuống cấp về đạo đức thể hiện rất rõ trong lĩnh vực này qua những đại án hình sự và nhiều vụ án kinh tế mà nhiều người chịu sự trừng phạt của pháp luật lại nằm trong “bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”.

Đạo đức xã hội xuống cấp còn thể hiện ở những hành vi bạo lực trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bạo lực gia đình, bạo lực học đường... đến bạo lực nơi công cộng. Có những người sẵn sàng dùng vũ khí “nóng”, vũ khí “lạnh” để giải quyết các mâu thuẫn trong mọi quan hệ giữa cha mẹ và con, anh chị em, vợ chồng, hàng xóm láng giềng, bạn bè… Nhiều trường hợp dẫn đến kết cục thật thương tâm.

Thói tham lam, ích kỷ, thói 

19 tháng 11 2018

1,Ngôi trường em đang học là trường trung học cơ sở Nguyễn Huệ. Ngôi trường có ba dãy phòng học hình chữ U, rộng rãi, thoáng mát. Rải rác khắp sân trường có những cây bàng xanh tươi, vừa che bóng mát vừa tạo mảng xanh cho ngôi trường. Dọc dãy hành lang có những hàng ghế đá để chúng em ngồi đọc sách, báo trong giờ ra chơi. Phía sau ngôi trường có khoảng sân rất rộng, để chúng em vui chơi thỏa thích. Em rất quý ngôi trường này và em xem nó như ngôi nhà thứ hai của mình.

2,Những chiếc lá bên thềm rơi xào xạc ,chợt nhận ra thu đang thỏ thẻ trở về.Cái ngày này năm ngoái vẫn mưa tuôn xói xả ,nắng hè vẫn làm cho những chú ve kêu râm ran ,năm nay thời tiết trái chiều như đang dóng lên hồi chuông cảnh báo mùa mưa lũ bất thường .Mấy cô cậu chuồn chuồn cứ ve vẩy giữa sân trường đòi được du lịch một chuyến giữa ban trưa đây chăng ,còn ông mặt trời thì lờ đờ gửi chùm nắng nhạt cho nhân gian,bọn cá rô phi nhảy tom tóp ,cứ như đang ngứa ngáy lắm nên muốn chạy khỏi cái ao thu lạnh lùng của cụ Khuyến ngày xưa đây ! 

20 tháng 11 2018

trả lời bài 2.chúng ta được sống khỏe mạnh nhờ vào thiên nhiên.thiên nhiên cho ta không khí để thở,thiên nhiên ban tặng cho ta những giọt nước chảy tóc tách để uống.thiên nhiên ban tặng cho ta những ngọn núi cao và đẹp hùng vĩ.thiên nhiên không chỉ tồn tại và ban tặng sức sống cho loài người mà còn cho cả loài vật.những tiếng chim hót líu lo chào mừng một thiên nhiên cao đẹp.những đồng cỏ rừng núi trải dài một màu xanh vô tận của thiên nhiên.kết bài tự nghĩ nha bạn

Đọc kỹ đoạn văn sau:Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mãi vui chơi bạn bè, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em... Từ đấy,chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nha vừa đi vừa trò chuyện. Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ...
Đọc tiếp

Đọc kỹ đoạn văn sau:
Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mãi vui chơi bạn bè, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em... Từ đấy,chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nha vừa đi vừa trò chuyện. Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi!
1 Xác định câu rút gọn trong đoạn văn? Rút gọn thành phần nào? Khôi phục thành phần bị rút gọn?
2/ Xác định trạng ngữ có trong đoạn văn và nêu công dụng của các trạng ngữ đó?
3/ Viết đoạn văn chủ đề về quê hương có sử dụng câu đặc biệt và câu rút gọn. Nêu tác dụng của câu rút gọn và đặc biệt có trong đoạn văn?
4/ Đặt câu: ( 4 câu)
- Trạng ngữ chỉ nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức? Tác dụng của từng trạng ngữ.

2
27 tháng 7 2021

Mọi người làm được câu nào gửi câu đấy nhé. Thanks

 

17 tháng 10 2021

a) trạng ngữ chỉ thời gian: Ngày cưới
Trạng ngữ chỉ địa điểm: trong nhà Sọ dừa
b) Trạng ngữ chỉ thời gian: Đúng lúc rước dâu
c) Trạng ngữ chỉ cách thức: Lập tức

29 tháng 3 2022

á đù,điên à

What, rùi là bạn bắt mik phải đếm từ để viết cho đủ 150 từ á?

6 tháng 2 2018

Xuân! Xuân đến thật rồi.  Trong vườn, cây cối bỏ đi cái áo khoác mà đã mang suốt mùa đông lạnh lẽo để thay vào đó là bộ quần áo mới mang màu xanh, màu êm dịu. Hoa khoe sắc, lộng lẫy. Xuân nhẹ nhàng gói mưa vào trong nắng, chập chờn những cơn mưa vội vã ban chiều, không mỏng manh. Xuân ôm từng hạt nắng trong từng bông cúc vàng, nhuộm sắc những cơn mưa phùn nhỏ còn đọng sương. Cơn mưa phùn vô tình đã làm mùa xuân rét ngọt, một cái rét tượng trưng. Những luồng gió nồm cứ thổi, thổi mãi thành cái đẹp của mùa xuân. Ôi ! thật là đẹp.

Trạng ngữ : Trong vườn
Câu đặc biệt :  Xuân !
Câu rút gọn : Ôi ! thật là đẹp.

tk mk nha bn

6 tháng 2 2018

Đoạn văn tả mùa xuân:
Xuân! Xuân đến thật rồi.  Trong vườn, cây cối bỏ đi cái áo khoác mà đã mang suốt mùa đông lạnh lẽo để thay vào đó là bộ quần áo mới mang màu xanh, màu êm dịu. Hoa khoe sắc, lộng lẫy. Xuân nhẹ nhàng gói mưa vào trong nắng, chập chờn những cơn mưa vội vã ban chiều, không mỏng manh. Xuân ôm từng hạt nắng trong từng bông cúc vàng, nhuộm sắc những cơn mưa phùn nhỏ còn đọng sương. Cơn mưa phùn vô tình đã làm mùa xuân rét ngọt, một cái rét tượng trưng. Những luồng gió nồm cứ thổi, thổi mãi thành cái đẹp của mùa xuân. Ôi ! thật là đẹp.

Trạng ngữ : Trong vườn
Câu đặc biệt :  Xuân !
Câu rút gọn : Ôi ! thật là đẹp.

23 tháng 3 2022

giúp mik với